Vai trò của thanh tra nhà nước đối với hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Thanh tra tỉnh

Kính thưa các vị đại biểu, thưa toàn thể Hội nghị !

Luật Thanh tra năm 2010 quy định: “Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước”.

Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn (cấp xã) do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo hoạt động. Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tạo điều kiện để Ban thanh tra nhân dân thực hiện nhiệm vụ của mình (Điều 12 Luật Thanh tra năm 2010). Luật Thanh tra năm 2010 cũng dành 01 Chương (Chương 6) quy định về Thanh tra nhân dân; trong đó có 04 Điều (từ Điều 68 đến 71) quy định các nội dung liên quan đến tổ chức, hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở cấp xã.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 159/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân. Trong đó đã quy định rõ tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã. Trong đó:

(1). Về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân (Điều 11, Nghị định 159/2016/NĐ-CP), quy định:

- Giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện chính sách, pháp luật; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở

- Xác minh những vụ việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao;

- Tham gia việc thanh tra, kiểm tra tại xã, phường, thị trấn theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thm quyền; cung cấp thông tin, tài liệu, cử người tham gia khi được yêu cầu;

(2). Về phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn (Điều 13, Nghị định 159/2016/NĐ-CP), quy định:

- Hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã; việc thực hiện nghị quyết của Hội đng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại xã, phường, thị trấn:

+ Công tác tiếp công dân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

+ Việc tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trn;

+ Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trn;

+ Việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo có hiệu lực pháp luật tại xã, phường, thị trn.

(3). Về phương thức thực hiện quyền giám sát của Ban thanh tra nhân dân (Điều 14, Nghị định 159/2016/NĐ-CP): tiếp nhận ý kiến, thu thập các thông tin, tài liệu để xem xét, theo dõi, phát hiện hành vi trái pháp luật kiến nghị trực tiếp hoặc thông qua Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn kiến nghị với Chủ tịch Hội đng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan

Ngoài ra, khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao xác minh những vụ việc nhất định, Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung, thời gian, phạm vi, nhiệm vụ được giao (Điều 16, Nghị định 159/2016/NĐ-CP),…kết thúc việc xác minh, Ban thanh tra nhân dân báo cáo với Chủ tịch UBND cấp xã về kết quả xác minh; đồng thời kiến nghị biện pháp xử lý.

Như vậy, hoạt động của Ban thanh tra nhân có một số nét tương đồng với hoạt động tham mưu trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan Thanh tra nhà nước, mà gần nhất và liên quan nhất là hoạt động của Thanh tra các huyện, thành phố. Tại Điều 20, Nghị định 159/2016/NĐ-CP đã quy định về trách nhiệm của Thanh tra cấp huyện: Thanh tra huyện, thành phố có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho các Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

Do đó cơ quan Thanh tra nước có vai trò nhất định đối với hoạt động của Ban thanh tra nhân dân cấp xã; đó là tuyên truyền, hướng dẫn quy trình, nghiệp vụ, trình tự thủ tục trong công tác thanh tra, kiểm tra, xác minh, tham mưu giải quyết một vụ việc. Trong giai đoạn từ 2019 đến tháng 6/2021, cơ quan Thanh tra các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã tổ chức được 36 hội nghị tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ công tác tiếp công dân, phân loại xử lý đơn và giải quyết KNTC cho hơn 5.600 người, trong đó có thành phần là Ban Thanh tra nhân dân cấp xã; Thanh tra các huyện, thành phố cũng đã làm tốt công tác phối hợp với Ủy ban MTTQ trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC, nghiệp vụ giám sát cho đội ngũ Ban thanh tra nhân dân cấp xã…góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ, giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở, hạn chế khiếu kiện đông người, phức tạp, không để xảy ra “điểm nóng” về khiếu kiện, giữ vững ổn định an ninh trật tự tại địa phương, cơ sở.

Tuy nhiên, đánh giá khách quan thì vai trò, sự phối hợp, hỗ trợ của cơ quan Thanh tra nước, đặc biệt là cơ quan Thanh tra các huyện, thành phố đối với hoạt động của Ban thanh tra nhân dân cấp xã còn chưa được rõ nét, chưa có nhiều kết quả nổi bật; công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho Ban thanh tra nhân dân chưa thường xuyên, chưa được quan tâm, chú trọng; công tác phối hợp giữa Thanh tra các huyện, thành phố với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp còn hạn chế, chưa gắn kết…do đó chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban thanh tra nhân dân còn chưa đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ và quy định của pháp luật; ở góc độ nào đó, có thể đánh giá hoạt động của Ban thanh tra nhân dân còn mang tính hình thức…

Kính thưa toàn thể Hội nghị !

Về giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động của Ban thanh tra nhân dân cấp xã; với quan điểm, sự tiếp cận từ phía ngành Thanh tra, Tôi xin có một số ý kiến như sau:

(1) Trong giai đoạn hiện nay, việc kiện toàn nhân sự, con người của Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn phải đảm bảo những người có kiến thức, có trình độ và hiểu biết pháp luật; lựa chọn những người dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm.

(2) Hoạt động Ban thanh tra nhân phải được duy trì thường xuyên, bài bản; giữ mối liên hệ chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và đặc biệt là cơ quan Thanh tra các huyện, thành phố.

(3) Ban thanh tra nhân phải xây dựng kế hoạch, chương trình công tác cụ thể; lựa chọn nội dung thanh tra, giám sát có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những nội dung, lĩnh vực được nhân dân, dư luận quan tâm, phát sinh nhiều đơn thư.

(4) Đối với trách nhiệm của Thanh tra tỉnh:

- Sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Thanh tra các huyện, thành phố trong quá trình xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, phải quan tâm, hướng tới sự hỗ trợ, trợ giúp nghiệp vụ công tác cho Ban thanh tra nhân dân cấp xã.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc triển khai các hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra các huyện, thành phố đối với Ban thanh tra nhân dân cấp xã; coi đây là một trong các tiêu chí để chấm điểm, xếp loại và thực hiện công tác thi đua khen thưởng đối với cơ quan thanh tra huyện, thành phố.

(5) Yêu cầu thanh tra huyện, thành phố:

- Phải xác định được trách nhiệm của cơ quan Thanh tra đối với hoạt động của Ban thanh tra nhân dân cấp xã; cần thiết xây dựng Quy chế phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện trong việc hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho các Ban thanh tra nhân dân cấp xã.

- Định kỳ hằng năm khi xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tập huấn pháp luật của ngành thanh tra, phải xây dựng nội dung tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên đề riêng cho đối tượng là Ban thanh tra nhân dân cấp xã (việc biên soạn chương trình, nội dung tập huấn, quy trình hướng dẫn nghiệp vụ phải chi tiết, dễ hiểu theo hướng “cầm tay chỉ việc”, có tài liệu minh họa từ khi bắt đầu triển khai nhiệm vụ đến quy trình tiếp cận, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu, chứng cứ, việc thực hiện nghiệp vụ xác minh, ghi biên bản..cho đến khi đến khi hoàn thành, kết thúc, đưa vào lưu trữ hồ sơ).

Ví dụ: Để Ban thanh tra nhân dân thực hiện tốt, hiệu quả việc giám sát đối với Chủ tịch UBND cấp xã về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thm quyền. Thì phải tập huấn pháp luật khiếu nại, tố cáo, trong đó trao đổi, hướng dẫn để Ban thanh tra nhân dân nắm được các điều, khoản trong văn bản luật và hiểu được quy trình, thủ tục, thời hạn giải quyết một vụ việc khiếu nại, tố cáo của Chủ tịch UBND cấp xã. Cơ quan Thanh tra các huyện, thành phố phải cung cấp các mẫu văn bản tương ứng với từng bước, từng quy trình giải quyết đơn để Ban thanh tra nhân dân dễ hình dung và nắm được Chủ tịch UBND cấp xã phải thực hiện quy trình, thủ tục giải quyết như thế nào, nội dung là gì…

- Ngoài ra, trong thực tiễn thực hiện nhiệm vụ công tác, qua theo dõi, nắm bắt tình hình thực hiện các quy định pháp luật ở cơ sở, cơ quan Thanh tra các huyện, thành phố cần chủ động trao đổi, cung cấp thông tin đến Ban thanh tra nhân dân cấp xã về những vấn đề, những nội dung “nổi cộm” để phục vụ cho việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác giám sát của Ban thanh tra nhân dân cấp xã.

Kính thưa Hội nghị ! Trên đây là nội dung tham luận của Thanh tra tỉnh. Xin trân trọng cảm ơn !

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Tổng số trong ngày: 1,290
Tổng số trong tuần: 1,902
Tổng số trong tháng: 31,121
Tổng số trong năm: 191,097
Tổng số truy cập: 580,795