|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
Câu hỏi
Trên đường đi làm về, ông A phát hiện thấy một hộp giấy khi mở ra bên trong có 01 điện thoại Iphone. Ông A đã mang về nhà cho con trai dùng. Sau đó một tháng, ông N có đến nhà ông A xin lại chiếc điện thoại vì làm rơi. Tuy nhiên, ông A nói đã cho con trai điện thoại để dùng nên muốn trả ông N bằng tiền. Ông N không đồng ý. Xin hỏi quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp này được giải quyết như thế nào?
Trả lời

Điều 230 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc xác lập quyền sở hữu đối với người khác đánh rơi, bỏ quên như sau:

  1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

  1. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:
  2. a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;
  3. b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật Di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc ông A không thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại là vi phạm pháp luật. Ông A là người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật.

Khoản 1 Điều 166 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật”.

Khoản 1 Điều 579 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

Như vậy, ông A có nghĩa vụ hoàn trả cho ông N chiếc điện thoại. Trong trường hợp, ông A muốn hoàn trả bằng tiền thì phải thỏa thuận với ông N và được ông N đồng ý.

1日当たりのページのアクセス回数: 2,690
1週間当たりののページのアクセス回数: 3,302
1か月当たりのページのアクセス回数: 32,521
1年間当たりのページのアクセス回数: 192,497
ページのアクセス回数 : 582,196