|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Câu hỏi
A năm nay 15 tuổi. Do bị bạn bè rủ rê, A tham gia đua xe và gây tai nạn chết người. Hiện nay, A đã bị khởi tố nhưng được cho tại ngoại. Sắp tới, A sẽ bị Tòa đưa ra xét xử nên mẹ A đang rất hoang mang và lo lắng không biết A có quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng không? Nếu có A sẽ được bảo vệ như thế nào?
Trả lời

Theo Điều 30 Luật Trẻ em năm 2016, trẻ em có quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được trợ giúp pháp lý, được trình bày ý kiến, không bị tước quyền tự do trái pháp luật; không bị tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lý và các hình thức xâm hại khác.

Đồng thời cũng theo Điều 70 Luật này cũng quy định về các yêu cầu bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng:

  1. Bảo đảm trẻ em được đối xử công bằng, bình đẳng, tôn trọng, phù hợp với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em.
  2. Ưu tiên giải quyết nhanh chóng các vụ việc liên quan đến trẻ em để giảm thiểu tổn hại đến thể chất và tinh thần của trẻ em.
  3. Bảo đảm sự hỗ trợ của cha mẹ, người giám hộ, người đại diện hợp pháp khác đối với trẻ em trong suốt quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.
  4. Người tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, luật sư, trợ giúp viên pháp lý phải có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với trẻ em; sử dụng ngôn ngữ thân thiện, dễ hiểu với trẻ em.
  5. Bảo đảm quyền được bào chữa, trợ giúp pháp lý cho trẻ em.
  6. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật và tái phạm của trẻ em thông qua việc kịp thời hỗ trợ, can thiệp để giải quyết các nguyên nhân, điều kiện vi phạm pháp luật, giúp trẻ em phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng.
  7. Bảo đảm kịp thời cung cấp các biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp an toàn, liên tục, đầy đủ, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh, độ tuổi, đặc Điểm tâm lý, sinh lý của từng trẻ em trên cơ sở xem xét và tôn trọng ý kiến, nguyện vọng, tình cảm và thái độ của trẻ em.
  8. Bảo đảm sự liên kết chặt chẽ, kịp thời giữa các cơ quan, tổ chức, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, gia đình, cơ sở giáo dục với các cơ quan tiến hành tố tụng, xử lý vi phạm hành chính.
  9. Ưu tiên áp dụng các biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với trẻ em vi phạm pháp luật; biện pháp cưỡng chế và hạn chế tự do chỉ được áp dụng sau khi các biện pháp ngăn chặn, giáo dục khác không phù hợp.
  10. Bảo đảm bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế trẻ em phải xuất hiện trước công chúng trong quá trình tố tụng.

Như vậy, mẹ A có thể hoàn toàn yên tâm vì A là trẻ em nên em có quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng. Qua đây cần lưu ý cho mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục bảo vệ trẻ em, không để khi sự việc xảy ra mới quan tâm khi đó sẽ rất phức tạp và phải bị Nhà nước xử lý trách nhiệm khi thực hiện hành vi vi phạm

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Tổng số trong ngày: 2,031
Tổng số trong tuần: 2,643
Tổng số trong tháng: 31,862
Tổng số trong năm: 191,838
Tổng số truy cập: 581,536