Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng ở xã, thị trấn

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Hiệp Hòa

Kính thưa các vị đại biểu, khách quý, thưa toàn thể HN!

Nhận thức sớm về vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam trong việc đảm bảo, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Qua từng giai đoạn, quan điểm của Đảng về vai trò của MTTQ trong việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đã được từng bước thể chế hóa thành pháp luật, qua đó bước đầu đã tạo nên cơ chế để MTTQ và nhân dân tham gia một cách sâu rộng vào những công việc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, tham gia giám sát, đảm bảo những quyền và lợi ích này không bị xâm phạm. Một trong những phương thức giám sát của MTTQ Việt Nam ở cơ sở (ở cộng đồng) là giám sát thông qua chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân (TTND) và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ) ở xã, phường, thị trấn.

Huyện Hiệp Hòa hiện nay có 25 Ban TTND/25 xã, thị trấn đạt tỷ lệ 100% trên tổng số xã, thị trấn. Tổng số ủy viên ban TTND: 273 ủy viên.

Trong 5 năm từ 2016- 2020 Ban thanh tra ND và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng đã giám sát tổng số là: 2.289 cuộc. Phát hiện 119 vụ việc sai phạm đã xử lý 110 vụ việc, thu hồi cho nhà nước và nhân dân 113 triệu đồng, 120 m2 đất. Kết quả trên đã góp phần tích cực trong thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, đấu tranh với các biểu hiện tham nhũng, lãng phí trong xây dựng các công trình, dự án trên địa bàn, tạo lòng tin trong nhân dân, góp phần giải quyết khiếu nại tố cáo ngay từ cơ sở, hạn chế tình trạng đơn thư vượt cấp, khiếu kiện đông người, giữ vững ổn định tại địa phương, cơ sở. Một số ban hoạt động rất tốt như xã Ngọc Sơn, Thường Thắng, Hợp Thịnh, Bắc Lý,...

 Qua hoạt động thực tế, TTND tập trung giám sát vào các lĩnh vực sau:

- Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật ở cơ sở: Giám sát thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, lao động công ích; giám sát hoạt động của đại biểu dân cử; việc thu chi, quản lý các loại quỹ từ nhân dân đóng góp; việc thực hiện chính sách pháp luật với người có công; việc quản lý đất đai; các công trình xây dựng, các chính sách kinh tế, xã hội. Qua giám sát, TTND đã phát hiện và kiến nghị nhiều vụ việc vi phạm, giúp chính quyền và các cơ quan chức năng xử lý nhiều cán bộ vi phạm thu về cho ngân sách Nhà nước hàng trăm triệu đồng,... Đặc biệt là giúp chính quyền cơ sở khắc phục được những thiếu sót trong công tác quản lý Nhà nước.

- Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn: Huyện HIệp Hòa được đánh giá là huyện phức tạp về khiếu nại, tố cáo chủ  yếu là tranh chấp đất đai, đền bù GPMB, môi trường ô nhiễm, việc điều hành và quản lý ở địa phương... việc giám sát của TTND ở lĩnh vực nay đã góp phần tích cực vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở, hạn chế tình trạng đơn thư vượt cấp, khiếu kiện đông người.

- Giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn

Ban TTND đã bám vào những nội dung được quy định trong Pháp lệnh số 34 về thực hiện dân chủ ở cơ sở để giám sát và động viên nhân dân giám sát, như: Hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định của Ủy ban nhân dân, hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân và cán bộ xã, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của chính quyền, việc nghiệm thu và quyết toán các công trình do dân đóng góp, thu chi các loại quỹ và lệ phí, các khoản đóng góp của nhân dân, việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi, giúp đỡ thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, những người và gia đình có công với nước. Ngoài ra, TTND còn giám sát việc bầu trưởng thôn, trưởng ấp và tham gia các Ban giám sát công trình thực hiện quyền giám sát đối với những công trình hạ tầng cơ sở do dân tự đóng góp hoặc dân và Nhà nước cùng làm.

Có thể thấy rằng, qua giám sát việc triển khai Quy chế dân chủ ở cơ sở cho thấy trách nhiệm của Ban TTND hết sức quan trọng, giúp chính quyền địa phương khắc phục những thiếu sót trong công tác quản lý, chấn chỉnh những vấn đề tiêu cực của cán bộ, góp phần xây dựng chính quyền ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.

Để có thêm cơ chế về giám sát có tổ chức của nhân dân, năm 2006, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng (ban hành kèm Quyết định số 80/2005/QĐ - TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng). Năm 2014, Quốc hội ban hành Luật Đầu tư công (số 49/2014/QH13) trong đó dành nhiều điều quy định về hoạt động của ban GSĐTCCĐ. Đây là hoạt động tự nguyện của dân cư sinh sống trên địa bàn xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nhằm: Theo dõi, đánh giá việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu và đơn vị thi công dự án trong quá trình đầu tư; Phát hiện, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các việc làm vi phạm các quy định về quản lý đầu tư để kịp thời ngăn chặn và xử lý các việc làm sai quy định, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản của Nhà nước, xâm hại lợi ích của cộng đồng.

Như vậy, có thể thấy, GSĐTCCĐ cũng chính là một hình thức giám sát của nhân dân, tức là nhân dân tự nguyện theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định pháp luật của các đối tượng bị giám sát; sau đó phát hiện và kiến nghị lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứ không có quyền giải quyết.

Từ khi có quy định của pháp luật, Ban GSĐTCCĐ đã được thành lập ở các xã, thị trấn, phần lớn đều do Ban TTND đảm nhiệm nhằm tinh giảm bộ máy và hoạt động không chồng chéo. Đến nay tổng số ban GSĐTCCĐ trên địa bàn huyện là 83 ban, 420 thành viên, trong đó có 21 ban thanh tran nhân dân kiêm ban giám sát đầu tư của cộng đồng Mỗi năm tiến hàn giám sát hơn 100 dự án, trong đó 6 tháng đầu năm 2021 Ban giám sát đầu tư của cộng đồng huyện HIệp Hòa đã giám sát 77 dự án.

Các ban GSĐTCCĐ chủ yếu giám sát, phát hiện những thiếu sót, sai phạm trong quá trình đầu tư, thi công công trình; vi phạm về tiến độ, kế hoạch đầu tư; vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật, chủng loại; gây thất thoát tài sản, vốn; vi phạm về xử lý chất thải và vệ sinh môi trường... (kể cả đối với các công trình do nhân dân đóng góp) kịp thời phản ánh với đơn vị chịu trách nhiệm thi công để khắc phục.

Hoạt động của Ban TTND, Ban GSĐTCCĐ đã được nhân dân ủng hộ và các cấp uỷ đảng, chính quyền đánh giá cao; đồng thời khẳng định được vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở. Mặc dù vậy, hoạt động của Ban TTND và Ban GSĐTCCĐ cũng còn không ít khó khăn, hạn chế. Cụ thể như: Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền và Mặt trận địa phương vẫn chưa thường xuyên quan tâm chỉ đạo cũng như theo dõi, kiểm tra, đôn đốc; Một số nơi, Ban TTND và Ban GSĐTCCĐ hoạt động còn yếu nhưng chậm được kiện toàn củng cố; Uỷ ban MTTQ các cấp, nhất là cấp xã một số nơi chưa phát huy được vai trò, trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, chưa thực sự coi trọng và sử dụng TTND, Ban GSĐTCCĐ như một công cụ giám sát của nhân dân, chưa kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, bức xúc trong nhân dân dẫn đến vẫn còn một số đơn thư kéo dài, vượt cấp; Công tác thi đua khen thưởng, biểu dương gương người tốt, việc tốt trong công tác này chưa được làm thường xuyên, kịp thời do đó chưa khuyến khích sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình từ thành viên Ban TTND, Ban GSĐTCCĐ; Kinh phí hoạt động của TTND và Ban GSĐTCCĐ ở một số nơi chưa đảm bảo theo đúng quy định. Bên cạnh đó, giám sát các công trình đầu tư xây dựng là một lĩnh vực phức tạp, khó khăn đòi hỏi người giám sát phải có trình độ chuyên môn sâu. Tuy nhiên, hầu hết thành viên Ban TTND và Ban GSĐTCCĐ hiện nay chủ yếu chỉ có lòng nhiệt tình và ý thức trách nhiệm với cộng đồng, còn năng lực chuyên môn rất hạn chế. Những nguyên nhân này đã phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ban TTND, Ban GSĐTCCĐ.

Để tăng cường hoạt động của Ban TTND và Ban GSĐTCCĐ trong thời gian tới, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:

Một là, Ủy ban MTTQ các cấp cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa, vai trò, nhiệm vụ của TTND và GSĐTCCĐ nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên công chức và nhân dân về công tác này; tiếp tục tổ chức quán triệt sâu rộng các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tăng cường vai trò của nhân dân trong việc tham gia xây dựng chính quyền, phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong đó có các văn bản về TTND và GSĐTCCĐ.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp cần phải đặt công tác giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng là một nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của công tác mặt trận. Hàng năm, hàng quý phải có chương trình, kế hoạch công tác giám sát một cách cụ thể, chi tiết trên cơ sở bám sát sự lãnh đạo của cấp ủy đảng và gắn liền với thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, cũng như phải kịp thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và những bức xúc, kiến nghị của các tầng lớp nhân dân. Tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp để Thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ giám sát của mình theo quy định của pháp luật.

Hai là,  Để công tác giám sát ở cơ sở đạt hiệu quả thì phải thường xuyên chăm lo đến công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ thành viên của Ban TTND, ban GSĐTCCĐ.

Ba là, song song với việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban TTND, Ban GSĐTCCĐ, cần tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Uỷ ban MTTQ các cấp, Ban công tác Mặt trận, làm cơ sở nâng cao công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền. Đồng thời, căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương để lựa chọn nội dung giám sát cho phù hợp và đúng chức năng, quyền hạn của Ban TTDN và GSĐTCCĐ. Công tác này phải được thực hiện một cách thường xuyên, lâu dài, xem như là một hình thức giám sát trực tiếp của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong công tác tham gia xây dựng chính quyền.

Bốn là, cần làm tốt công tác chỉ đạo, kiểm tra, rút kinh nghiệm, khen thưởng, biểu dương thanh tra viên và Ban TTND, Ban GSĐTCCĐ có thành tích xuất sắc trong công tác TTND, GSĐTCCĐ và tạo điều kiện và cấp kinh phí thường xuyên, ổn định cho các tổ chức trên hoạt động.

Năm là, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cần quy định rõ trách nhiệm của những người có thẩm quyền duyệt quy hoạch, dự án; các chủ đầu tư; các đơn vị thi công và cơ quan quản lý Nhà nước... trong việc tạo điều kiện để Ban GSĐTCCĐ hoạt động theo đúng thẩm quyền quy định trong pháp luật (như chế độ công khai dự án, thông tin, tài liệu liên quan đến dự án...)./.

 

Total visited in day: 2,408
Total visited in Week: 3,020
Total visited in month: 32,239
Total visited in year: 192,215
Total visited: 581,913