Thuận lợi, khó khăn và giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở phường, xã trên địa bàn thành phố Bắc Giang

|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
Thường trực Thành ủy Bắc Giang

Về thực hiện Quy chế dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, là chìa khóa vạn năng để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội”. Xác định đúng đắn tầm quan trọng và vai trò to lớn của vấn đề dân chủ, trong bất kỳ giai đoạn nào, Đảng và Nhà nước ta đều nhận thức việc thực hành dân chủ rộng rãi sẽ tạo nên sức mạnh to lớn, đảm bảo sự thành công của cách mạng Việt Nam.

Ngày 18/2/1998 Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VIII) đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW về việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở. Ủy Ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn - đây là văn bản pháp lý quan trọng, việc thể chế hoá phương châm ''dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra'' của Đảng nhằm phát huy quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân ngay từ cơ sở.

Thành phố Bắc Giang có 16 đơn vị hành chính và đảng bộ có 39 chi, đảng bộ cơ sở trực thuộc trong đó khối phường, xã 16; khối hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang 21; khối doanh nghiệp, công ty cổ phần 02 đơn vị.

* Đánh giá chung, thuân lợi, khó khăn:

Trong những năm qua, Đảng bộ Thành phố Bắc Giang luôn thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đề ra. Đặc biệt là giai đoạn 2015 - 2020, đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, thành phố, tạo sự chuyển biến, phát triển đồng bộ, mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế phát triển toàn diện và luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt 18,05%/năm. Hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư, chỉnh trang, nâng cấp, nhất là các công trình dân sinh, tạo bước chuyển rõ nét về diện mạo đô thị của thành phố. Văn hóa - xã hội đạt được nhiều kết quả tích cực; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Quốc phòng, an ninh được bảo đảm. Dân chủ ở cơ sở, cải cách hành chính, xây dựng chính quyền các cấp đạt kết quả tốt, tạo chuyển biến tích cực về lề lối, tác phong, tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân. Công tác xây dựng Đảng có nhiều đổi mới, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên được nâng lên. Hoạt động của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội bám sát thực tiễn, hoạt động thiết thực hiệu quả hơn, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân thực hiện nhiệm vụ chính trị.

- Thuận lợi:

+ Với vị thế trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, luôn được sự quan tâm, lãnh đạo chỉ đạo, hướng dẫn giúp đỡ của tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành tỉnh; đầu tư về mọi nguồn lực nhất là trong phát triển kinh tế xã hội, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố.

+ Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố luôn hoàn thành xuất sắc mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, hàng năm được các cấp khen thưởng. Đội ngũ cán, bộ đảng viên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

+ Hệ thống chính trị hoạt động đồng bộ, thống nhất, Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội làm tham mưu nòng cốt, tích cực tuyên truyền vận động.

+ Trình độ dân trí cao, đời sống vật chất tinh thần không ngừng được nâng lên và đại bộ phận các tầng lớp nhân dân đồng thuận với các các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước.

- Một số khó khăn, tồn tại:

+ Là đô thị trung tâm của tỉnh, trên địa bàn thành phố có nhiều dự án BTGPMB triển khai thực hiện, gắn liền với thu hồi đất của nhân dân, trực tiếp ảnh hưởng đến các quyền lợi về tài sản, nơi sinh sống, công việc của người có đất bị thu hồi, tiềm ẩn các nguy cơ khiếu kiện phức tạp, ảnh hưởng đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở địa phương.

+ Trình độ, năng lực của một số cán bộ các xã còn hạn chế; phong cách lãnh đạo, quản lý một số cán bộ chậm đổi mới, cán bộ chưa thực sự gần gũi, ngại đối thoại với nhân dân. Tư tưởng cục bộ địa phương vẫn còn trong tiềm thức của một bộ phận người dân - đây cũng là một trong những khó khăn ảnh hưởng tới việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

+ Công tác tuyên truyền, triển khai Pháp lệnh, các văn bản về thực hiện QCDC ở một số cơ sở chưa thường xuyên, còn một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa hiểu hết quyền và trách nhiệm của mình về thực hiện QCDC ở cơ sở. Trong tổ chức công khai những nội dung dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, có những việc chính quyền phường, xã thực hiện còn chậm.

+ Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở một số phường, xã hoạt động hạn chế. Kế hoạch kiểm tra thực hiện dân chủ cơ sở có nơi chưa tập trung vào những vấn đề nhân dân quan tâm.

+ MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội ở một số nơi chưa thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội; việc nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của nhân dân, phối hợp với chính quyền trong giải quyết những vướng mắc phát sinh có lúc chưa kịp thời.

* Chia sẻ một số kinh nhiệm về một số giải pháp về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở phường, xã

Một là, Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng đối với việc thực hiện QCDC ở cơ sở

- Cấp ủy phải thường xuyên chỉ đạo tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, quan điểm của Đảng, Kết luận số 120-KL/TW ngày 07/01/2016 của Bộ chính trị (khoá XI), Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở phường, xã nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong tổ chức triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở.

 - Cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, địa phương tăng cường thực hiện việc đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với nhân dân. Thường xuyên kiểm tra, giám sát về thực hiện dân chủ ở cơ sở, kết hợp thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá XI), gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Coi trọng việc sơ kết, tổng kết, nhân rộng điển hình, kết quả đánh giá xếp loại thực hiện QCDC ở cơ sở là chỉ tiêu đánh giá thi đua, xếp loại tổ chức cơ sở đảng TSVM hàng năm.

 - Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở nhất là người đứng đầu có đủ phẩm chất năng lực, gương mẫu để cán bộ, đảng viên và nhân dân noi theo. Làm tốt công tác đánh giá, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ đảm bảo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Hai là, Cấp ủy lãnh đạo chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

* Đối với chính quyền:

- Thực hiện tốt quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị. Chỉ đạo và cụ thể hóa để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung công khai, dân chủ quy định tại Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11; gắn với nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, cải tiến lề lối làm việc theo hướng dân chủ hoá, công khai. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, tăng cường tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; giải quyết dứt điểm những vấn đề nổi cộm, xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng dân chủ để gây rối, vi phạm pháp luật, chia rẽ đoàn kết trong nội bộ nhân dân, xây dựng chính quyền vì nhân dân phục vụ.

- Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực, tinh thần trách nhiệm trong giải quyết các công việc có liên quan trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhân dân; giáo dục cán bộ, công chức xây dựng và thực hành phong cách “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với nhân dân”, “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, gắn với Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 04/7/2014 của BTV Tỉnh ủy. Quan tâm đến các nội dung đánh giá theo chỉ số PAPI để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời nhằm phục vụ tốt hơn của các cấp chính quyền.

* Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội:

 - Thường xuyên phối hợp trong việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chú trọng tuyên truyền nội dung Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11. Tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 217, 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về quy chế giám sát phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội. Thường xuyên nắm bắt tình hình nhân dân, kịp thời tham mưu cấp uỷ giải quyết những vấn đề phát sinh từ cơ sở.

- Phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc đoàn kết, xây dựng sự đồng thuận; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, gắn các nội dung về thực hiện dân chủ ở cơ sở vào sinh hoạt đoàn, hội, các cuộc thi, hội thảo, hội diễn của quần chúng, qua đó nhằm tuyên truyền tới đông đảo các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn về quyền và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Chú trọng tuyên truyền các gương điển hình, mô hình tốt về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

 - Thực hiện tốt quy chế phối hợp với UBND cùng cấp; phối hợp với chính quyền trong việc thực hiện và giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế xã hội, nhất là các chương trình, dự án liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Quan tâm củng cố, kiện toàn, tập huấn nghiệp vụ Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng, Tổ hoà giải ở cơ sở, đảm bảo hoạt động chất lượng, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

Ba là, Thường xuyên kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế Dân chủ  các cấp

- Tăng cường chỉ đạo  hoạt động của Ban chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nội dung QCDC ở cơ sở; chú trọng triển khai tốt QCDC cơ sở ở các lĩnh vực dễ nảy sinh tiêu cực, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân dân.

 - Ban chỉ đạo thực hiện QCDC các cấp hàng năm xây dựng chương trình công tác, kế hoạch kiểm tra thực hiện QCDC ở cơ sở; tham mưu ban hành Quy chế mẫu về thực hiện dân chủ; tổ chức tốt việc sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp lệnh thực hiện QCDC ở cơ sở. Thường xuyên chỉ đạo sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động, các quy định của địa phương về thực hiện QCDC cho phù hợp.

Có thể khẳng định rằng, thực hiện tốt nội dung “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ở phường, xã không chỉ khơi dậy sức mạnh của quần chúng nhân dân, đồng thuận thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước, đồng thời góp phần tích cực xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở trong sạch, vững mạnh./.

1日当たりのページのアクセス回数: 2,663
1週間当たりののページのアクセス回数: 3,275
1か月当たりのページのアクセス回数: 32,494
1年間当たりのページのアクセス回数: 192,470
ページのアクセス回数 : 582,168