Thuận lợi, khó khăn trong tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của Đảng bộ thị trấn Đồi Ngô và kiến nghị đề xuất một số nhiệm vụ giải pháp trong thời gian tới

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
Đ/c Đỗ Trọng Thân, Phó Bí thư Thường trực, Trưởng khối dân vận Đảng ủy thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam

Kính thưa:…………………………………………………….……………

Kính thưa:…………………………………………………………………

Kính thưa:…………………………………………………………………

 

Kính thưa các vị đại biểu!

Được sự cho phép của Ban tổ chức hội nghị. Thay mặt Khối dân vận Đảng ủy thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam, tôi xin được tham luận nội dung về những thuận lợi, khó khăn trong tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ và kiến nghị đề xuất một số nhiệm vụ giải pháp trong thời gian tới.

Kính thưa hội nghị!

Đơn vị thị trấn Đồi Ngô là đơn vị mới được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị hành chính. Đến nay Đồi Ngô có 37 chi bộ, 987 đảng viên trong đó có 24 chi bộ TDP, 11 chi bộ cơ quan, trường học, 1 chi bộ HTX dịch vụ; thị trấn có 24 TDP với 21.000  nhân khẩu. Với những đặc điểm về vị trí địa lý tương đối thuận tiện, tình hình kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng của Đồi Ngô đang từng bước phát triển đồng bộ cũng có rất nhiều thuận lợi cho việc lãnh đạo triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Cụ thể trong thời gian qua, do làm tốt công tác này đã tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, Đảng bộ và chính quyền thị trấn thực hiện tốt chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính, tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ thị trấn lần thứ nhất nhiệm kỳ 2020-2025, tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; lãnh đạo thực hiện việc giải phóng mặt bằng cho nhiều dự án khu đô thị lớn trên địa bàn, vận động nhân dân hiến hơn 3000 m2 đất để làm đường, xây dựng các công trình phúc lợi ở địa phương và gần đây nhất là đã lãnh đạo thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thị trấn... Có thể nói trên các nội dung quy định tại Pháp lệnh số 34 đã được BCĐ ở cơ sở tham mưu cho cấp ủy chính quyền thực hiện trong thời gian qua đã tạo được niềm tin, sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Tuy nhiên trong tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định trong chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở địa phương:

* Về thuận lợi:

- Đối với hoạt động của Ban chỉ đạo: Dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, ngay sau khi sáp nhập đơn vị hành chính Đảng ủy đã ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện QCDC của thị trấn, ban hành quy chế hoạt động, BCĐ đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, duy trì chế độ họp 1 quý 1 lần. Hằng năm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quy chế dân chủ. Trên lĩnh vực nhiệm vụ chuyên môn các thành viên trong Ban chỉ đạo đã tham mưu Cấp uỷ, chính quyền, các ngành đã quan tâm chỉ đạo, triển khai việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở và hướng dẫn các TDP, cơ quan triển khai thực hiện đạt được kết quả nhất định trong việc thực hiện có hiệu quả Pháp lệnh số 34/2007/PL - UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

- Đối với thành viên Ban chỉ đạo là người đứng đầu chính quyền: Bám sát các văn bản lãnh đạo của cấp trên, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, các dự án đầu tư trên địa bàn, thực hiện công khai minh bạch các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước theo hướng gần dân, sát dân, tôn trọng và tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân với phương châm “dân biết”, “dân bàn” “dân làm” “dân kiểm tra” và người dân được hưởng thụ. Chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tăng cường nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính phục vụ nhân dân; công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, phong trào thi đua "Dân vận khéo" gắn với dân vận chính quyền, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” tiếp tục được chú trọng và đẩy mạnh thực hiện. Tình hình an ninh chính trị ổn định, đời sống văn hóa tinh thần của người dân từng bước được nâng lên. Nhân dân đồng tình ủng hộ trong thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

- Các thành viên là người đứng đầu Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể: Phát huy được vai trò của tổ chức mình tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động; thực hiện khá tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng đảng, xây dựng chính quyền; tham gia công tác tiếp dân giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân

* Về khó khăn:

Trước khi sáp nhập đơn vị hành chính thì việc thực hiện QCDC ở 3 đơn vị hành chính có những nội dung chưa được đồng bộ. Dù đã được quan tâm lãnh đạo nhưng việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đối với các cơ quan, TDP cũng mới chỉ được lồng ghép với công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và chính quyền, các đoàn thể.

Công tác phối hợp giữa chính quyền MTTQ và các đoàn thể còn có những hạn chế nhất định trong việc triển khai nhiệm vụ chưa đồng bộ. Điều kiện về hệ thống thông tin tuyên truyền tuy có được quan tâm nhưng cũng còn chưa đáp ứng được cho việc tuyên truyền, triển khai các chủ trương, chính sách của Nhà nước và địa phương đến với người dân bằng nhiều hình thức trực quan để người dân dễ dàng tiếp cận với các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp.

Một số dự án trong lĩnh vực xây dựng từ cấp trên về phương án giải phóng mặt bằng có sự thay đổi về chính sách, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân dẫn tới những bức xúc của người dân, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Thị trấn Đồi Ngô là trung tâm của huyện đất đai có giá trị nên việc lấn chiếm và giải quyết các đơn thư liên quan đến đất đai, nhiều trường hợp đã tồn tại nhiều năm chưa được giải quyết dứt điểm cũng ảnh hưởng tới vai trò lãnh đạo của BCĐ. Việc thực hiện các thủ tục hành chính phục vụ người dân đã được quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng phục vụ nhưng với số lượng dân số lớn nên còn một số lĩnh vực, hồ sơ còn quá hạn.

* Một số kiến nghị, đề nghị nhiệm vụ giả pháp:

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt những quan điểm, nhiệm vụ nêu trong chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; nghị quyết, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; các nghị định của Chính phủ về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở một cách sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân .

2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện các quy ước, hương ước theo Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn tạo thành nền nếp, thường xuyên.

3. Tiếp tục gắn việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; phong trào: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Dân vận khéo”;

4. Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở xã, thị trấn , xây dựng quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí hoạt động của các ban chỉ đạo, đầu tư cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa cho các địa phương nhất là các tổ dân phố.

5. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trịvà các văn bả hướng dẫn chỉ đạo của Ban Thường vụ Thị ủy, Huyện ủy.

6. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền; phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc , các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Total visited in day: 1,992
Total visited in Week: 2,604
Total visited in month: 31,823
Total visited in year: 191,799
Total visited: 581,497