Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hòa giải ở cơ sở?

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
Câu hỏi
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hòa giải ở cơ sở?
Trả lời

Theo Điều 17 Luật Hòa giải ở cơ sở, các bên có quyền lựa chọn, đề xuất hòa giải viên, địa điểm, thời gian để tiến hành hòa giải; đồng ý hoặc từ chối hòa giải; yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải; yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai; được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung giải quyết hòa giải. Đồng thời, có nghĩa vụ trình bày đúng sự thật các tình tiết của vụ, việc; cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan; tôn trọng hòa giải viên, quyền của các bên có liên quan; không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại địa điểm hòa giải.

Theo Điều 19 Luật Hòa giải ở cơ sở, trong quá trình hòa giải, nếu thấy cần thiết, hòa giải viên và một trong các bên khi được sự đồng ý của bên kia có thể mời người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc người có uy tín khác tham gia hòa giải.

Người được mời tham gia hòa giải phải tuân thủ các nguyên tắc hoạt động hòa giải ở cơ sở. Cơ quan, tổ chức có người được mời tham gia hòa giải có trách nhiệm tạo điều kiện để họ tham gia hòa giải.

Để khuyến khích, động viên, ghi nhận những đóng góp của các cá nhân tham gia hòa giải ở cơ sở, Điều 2 Nghị định số 15/2014/NĐ-CP quy định cá nhân có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư tham gia hòa giải ở cơ sở được Nhà nước hỗ trợ tài liệu, được phổ biến pháp luật phục vụ hoạt động hòa giải ở cở, được khen thưởng khi tham gia tích cực hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Trường hợp hoà giải viên mời người ngoài tổ hoà giải cùng tham gia việc hoà giải thì hoà giải viên đó vẫn đóng vai trò người thực hiện việc hoà giải, còn người được mời có vai trò giúp đỡ hòa giải viên thực hiện việc hoà giải. Người được mời có thể bằng kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội hoặc uy tín cá nhân cùng với hòa giải viên phân tích, khuyên bảo, thuyết phục các bên tự thỏa thuận, giải quyết với nhau mâu thuẫn, tranh chấp sao cho “thấu tình, đạt lý”.

Total visited in day: 1,813
Total visited in Week: 2,425
Total visited in month: 31,644
Total visited in year: 191,620
Total visited: 581,318