Phân công nhiệm vụ Tiểu ban chỉ đạo thực hiện QCDC trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

TỈNH UỶ BẮC GIANG

BCĐ THỰC HIỆN QCDC Ở CƠ SỞ

*

Số 63 - TB/BCĐ

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Bắc Giang, ngày 17 tháng 3 năm 2023 

 

THÔNG BÁO

phân công nhiệm vụ các thành viên Tiểu ban chỉ đạo thực hiện QCDC trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

-----

Căn cứ Quy chế làm việc số 05-QC/BCĐ ngày 02/3/2022 của Ban Chỉ đạo tỉnh và Quyết định số 344-QĐ/BCĐ ngày 08/3/2022 của Ban Chỉ đạo tỉnh về việc kiện toàn các tiểu ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở,

Trưởng Tiểu ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập phân công nhiệm vụ thành viên như sau:

I. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA TIỂU BAN

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tiểu ban

- Tham mưu giúp Trưởng Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc, khảo sát, đánh giá, đề xuất các chủ trương, biện pháp triển khai việc xây dựng và thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

- Tham mưu, đề xuất mức xếp loại hoạt động của Ban Chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập đối với tiêu chí thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

- Đề nghị khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, đột xuất đối với việc thực hiện dân chủ trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Chế độ làm việc của Tiểu ban

- Chế độ họp: Tiểu ban họp định kỳ ít nhất 1 lần/quý. Khi cần thiết, trưởng tiểu ban có thể triệu tập họp đột xuất để bàn về công tác triển khai chỉ đạo, giải quyết những công việc phát sinh.

- Chế độ thông tin, báo cáo: Tiểu ban xây dựng báo kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công hàng quý, gửi về Ban Chỉ đạo tỉnh, thời gian gửi trước ngày 15 tháng cuối quý.

3. Nhiệm vụ chung của thành viên Tiểu ban

- Thành viên tiểu ban thực hiện các nhiệm vụ theo Thông báo phân công nhiệm vụ của Trưởng Ban Chỉ đạo và các nhiệm vụ do Trưởng Tiểu ban phân công.

- Chịu trách nhiệm tổng hợp tình hình, tham mưu, đề xuất những nội dung thuộc lĩnh vực được phân công; chịu trách nhiệm trước Trưởng tiểu ban chỉ đạo.

- Trưởng tiểu ban chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của tiểu ban và phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên.

4. Nhiệm vụ của cơ quan thường trực của tiểu ban (Ban Dân vận Tỉnh ủy)

- Tham mưu giúp Trưởng tiểu ban điều hành các hoạt động và triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến xây dựng và thực hiện QCDC trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Ký các văn bản mời họp tiểu ban, thông báo khảo sát theo kế hoạch và hướng dẫn, đôn đốc, đề nghị ban chỉ đạo QCDC ở cơ sở cung cấp số liệu về lĩnh vực tiểu ban phụ trách.

- Tham mưu giúp tiểu ban ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch công tác, kế hoạch khảo sát; tổ chức các cuộc họp của tiểu ban; yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan, thành viên tiểu ban cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ của tiểu ban.

- Tham mưu giúp tiểu ban chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch công tác và giải quyết công việc thường xuyên hoặc phát sinh đột xuất của tiểu ban.

- Tiếp nhận các văn bản gửi đến và phát hành đi của Ban Chỉ đạo tỉnh, các tiểu ban; thường xuyên giữ mối liên hệ với các cơ quan liên quan.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chỉ đạo tỉnh, Trưởng tiểu ban giao.

II. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỦA THÀNH VIÊN TIỂU BAN 

1. Đồng chí Phạm Văn Thịnh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Trưởng Tiểu ban: Phụ trách chung và điều hành các hoạt động của Tiểu ban.

2. Đồng chí Thân Minh Quế, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy Các cơ quan tỉnh, thành viên, Phó trưởng Tiểu ban:

- Chủ trì tham mưu chỉ đạo việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

- Hướng dẫn, tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong chi bộ, đảng bộ trực thuộc.

3. Đồng chí Lê Minh Hoàng, Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, thành viên:

- Phụ trách, theo dõi thực hiện những nội dung công khai để cán bộ, công chức, viên chức biết, tham gia ý kiến, kiểm tra, giám sát.[1]

- Phụ trách, theo dõi, hướng dẫn việc tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, viên chức hàng năm ở cơ quan, đơn vị.

4. Đồng chí Nguyễn Thị Liên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy, thành viên:

- Phối hợp tham mưu chỉ đạo việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

- Chỉ đạo các hoạt động của cơ quan thường trực của Tiểu ban. Tham mưu giải quyết các công việc thường xuyên của Tiểu ban.

- Phụ trách đánh giá việc thực hiện dân chủ để làm căn cứ xếp loại trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trong thi hành công vụ.

5. Đồng chí Nguyễn Văn Hạnh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, thành viên:

- Phụ trách, chỉ đạo, theo dõi công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quy chế dân chủ ở cơ sở của các cơ quan thông tin đại chúng.

- Phụ trách, chỉ đạo, khảo sát, lấy ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị được kiểm tra, giám sát.

- Đưa nội dung về thực hiện dân chủ vào chương trình đào tạo của trường chính trị tỉnh, trung tâm chính trị cấp huyện.

9. Đồng chí Phan Bảo Linh, Chuyên viên phòng Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy, thành viên: 

- Tham mưu, theo dõi thực hiện những nội dung công khai để cán bộ, công chức, viên chức biết, tham gia ý kiến, kiểm tra, giám sát.[2]

- Tham mưu, theo dõi, hướng dẫn việc tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, viên chức hàng năm ở cơ quan, đơn vị. 

- Tham mưu, theo dõi, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị. 

7. Đồng chí Nguyễn Trí Công, Trưởng Ban Tuyên giáo, Đảng ủy Các cơ quan tỉnh, thành viên : 

- Tham mưu, theo dõi việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ tại cơ quan, đơn vị trực thuộc Đảng ủy Các cơ quan tỉnh;

 Tham mưu hướng dẫn, tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong chi bộ, đảng bộ trực thuộc;

- Tham mưu, đánh giá việc thực hiện quy chế dân chủ để làm căn cứ xếp loại trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trong thi hành công vụ. 

8. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hà, Chuyên viên phòng Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, thành viên: 

- Tham mưu, theo dõi công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Phụ trách, chỉ đạo, khảo sát, lấy ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị được kiểm tra, giám sát.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng Tiểu ban phân công.

9. Đồng chí Đỗ Thị Khánh Dung, Chuyên viên phòng Dân vận các cơ quan nhà nước, Dân tộc và Tôn giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy, thư ký:

- Theo dõi, tổng hợp, tham mưu triển khai nội dung liên quan đến Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

- Theo dõi, tham mưu, đưa kết quả đánh giá việc thực hiện quy chế dân chủ của các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để làm căn cứ xếp loại trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trong thi hành công vụ.

- Tham mưu các hoạt động của cơ quan thường trực của Tiểu ban, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo với Ban Chỉ đạo tỉnh về quy chế dân chủ ở cơ sở./.

 

Nơi nhận:

- Thường trực Tỉnh ủy;

- Lãnh đạo UBND tỉnh;

- Thành viên BCĐ, Tổ giúp việc;

- Các huyện, thành ủy, ĐUTT;

- Lưu Văn thư UBND tỉnh.

TRƯỞNG TIỂU BAN

TRƯỞNG BAN DÂN VẬN TỈNH ỦY

(Đã ký)

Phạm Văn Thịnh

[1] Theo Điều 7,9,11 Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 

[2] Theo Điều 7,9,11 Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 

Total visited in day: 1,335
Total visited in Week: 1,947
Total visited in month: 31,166
Total visited in year: 191,142
Total visited: 580,840