Những khoản tiền nhà trường được phép thu đầu năm học 2023 - 2024

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

1. Những khoản tiền nhà trường được phép thu

Dưới đây là cụ thể những khoản tiền nhà trường được phép thu của học sinh theo đúng quy định của BGDĐT.

STT

Nội dung thu

Mức thu

Cơ sở pháp lý

1

Học phí

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức học phí cụ thể hàng năm phù hợp với thực tế của các vùng trên địa bàn của mình

Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP
(có hiệu lực từ 15/10/2021)

2

Bảo hiểm y tế học sinh

4,5% mức lương cơ sở

Hiện nay là 4,5% x 1.800.000 đồng x 12 tháng = 972.000 đồng/năm

Trong đó, được Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng.

Số tiền mỗi năm học sinh thực đóng BHYT là: 680.400 đồng/năm

Khoản 21 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi năm 2012

Điểm đ khoản 1 Điều 7 và điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP

3

Thu chi dạy thêm, học thêm trong nhà trường

Do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường

Điều 7 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT

4

Các khoản thu về quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu

Kinh phí cho việc may, mua, thuê, mượn đồng phục và lễ phục lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường, đóng góp của học sinh, sinh viên hoặc các nguồn thu hợp pháp khác và phải được công khai thu, chi

Điều 9 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT

5

Thu, chi phục vụ bán trú

Tùy từng địa phương

Chẳng hạn Hà Nội: tiền ăn do thỏa thuận với cha mẹ học sinh; chăm sóc bán trú tối đa 150.000 đồng/tháng/học sinh; trang thiết bị phục vụ bán trú: mầm non tối đa 150.000 đồng/học sinh/năm học, tiểu học, THCS tối đa 100.000 đồng/học sinh/năm học

 

6

Thu, chi học 2 buổi/ngày

Tùy từng địa phương

Hà Nội: Tiểu học tối đa 100.000 đồng/học sinh/tháng; học sinh THCS tối đa 150.000 đồng/học sinh/tháng

TP. HCM: Tiểu học 150.000 đồng/học sinh/tháng; THCS 200.000 đồng/tháng; THPT 300.000 đồng/tháng.

 

 

7

Thu, chi học phẩm

Tùy từng địa phương

Hà Nội tối đa 150.000 đồng/học sinh/năm học

 

8

Thu, chi nước uống học sinh

Hà Nội tối đa 12.000 đồng/tháng

TP. Hồ Chí Minh tối đa 20.000 đồng/tháng

 

9

Thu chi viện trợ, quà biếu, tặng, cho

Được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội dung sau:

- Trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục

- Hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục.

Không vận động tài trợ để chi trả: thù lao giảng dạy; các khoản chi liên quan trực tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và nhân viên, các hoạt động an ninh, bảo vệ; thù lao trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; thù lao duy trì vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; các chi phí hỗ trợ công tác quản lý của cơ sở giáo dục

Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT
 

 

Các mức thu, chi trên là mức thu cơ bản theo quy định của Nhà nước mà nhà trường được phép thu đầu năm học, áp dụng cho các trường công lập. Ngoài ra, ở mỗi địa phương, HĐND mỗi tỉnh sẽ có phương án thu, chi khác nhau.

Tuy nhiên, các khoản thu chi được quy định trong nghị quyết của HĐND tỉnh đưa ra thường là mức chi phí tối đa, tùy thuộc vào tình hình thực tế ở địa bàn mình mà các trường xây dựng dự toán thu - chi cho từng nội dung thu một cách hợp lý, được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh và không được vượt quá mức thu chi đã được HĐND cấp tỉnh quy định. Sau khi thống nhất phương án thu chi, các trường phải công khai kế hoạch thu - chi của từng khoản thu đến cha mẹ học sinh trước khi tổ chức thực hiện.

Các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và giá các dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (trừ dịch vụ do Nhà nước định giá) bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý, có trách nhiệm công khai, giải trình với người học và xã hội về mức thu học phí, giá các dịch vụ do mình quyết định; công khai mức thu học phí theo quy định.

2. 8 khoản nhà trường không được thu của học sinh

Căn cứ vào khoản 4 Điều 10 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT, Ban đại diện phụ huynh không được quyên góp của người học và gia đình người học những khoản ủng hộ không tự nguyện và không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban, bao gồm:

- Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường;

- Bảo vệ an ninh nhà trường;

- Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh;

- Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường;

- Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường;

- Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường;

- Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục;

- Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Như vậy, ban đại diện cha mẹ học sinh cũng như nhà trường không được thu các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện và các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Ngoài ra, theo quy định hiện hành, nhà trường được phép thu các khoản tiền bao gồm: học phí, tiền dạy học thêm trong quy định, được thu hộ Bảo hiểm y tế theo Luật bảo hiểm y tế...

Đồng thời, được thu thêm các khoản có sự thỏa thuận với cha mẹ học sinh như: Tiền ăn bán trú, chăm sóc bán trú, trang thiết bị phục vụ bán trú, tiền mua học phẩm với trẻ mầm non, tiền vệ sinh, tiền nước uống, tiền đồng phục học sinh, quần áo thể thao, phù hiệu trường, thẻ học sinh...

*Lưu ý: Các quy định này chỉ áp dụng đối với cơ sở giáo dục công lập.

3. Đối tượng được miễn, giảm học phí năm học 2023-2024

Tùy vào mỗi đối tượng sẽ có mức giảm học phí tương ứng với đối tượng đó căn cứ theo Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP như sau:

3.1. Các đối tượng được giảm 70% học phí

- Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật bao gồm:

+ Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ

+ Diễn viên sân khấu kịch hát

+ Nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi

+ Biểu diễn nhạc cụ truyền thống

- Học sinh, sinh viên học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

3.2. Các đối tượng được giảm 50% học phí

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Theo hoatieu.vn

Total visited in day: 2,595
Total visited in Week: 3,207
Total visited in month: 32,426
Total visited in year: 192,402
Total visited: 582,100